Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Tổng quan về cá rồng Kim long Úc

Tuy không nổi tiếng như cá rồng huyết long hay kim long quá bối nhưng cá rồng Kim long Úc cũng được nhiều người quan tâm với vẻ đẹp đặc sắc và mức giá rất phải chăng. Còn điều gì thú vị xung quanh loài cá này nữa, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 1
Cá rồng Kim long Úc có màu bạc rất đặc trưng

1. Sơ lược về cá rồng Kim long Úc

Cá rồng Kim long Úc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Trân châu long (pearl arowana), Gulf Saratoga hay Northern Spotted Barramundi.
Tên khoa học: Scleropages jardinii
Phân bố: Loài này chủ yếu có mặt ở các con sông và dòng chảy đổ ra vịnh Carpentaria thuộc bang Queensland và Northern Territory của châu Úc. Ngoài ra, người ta cũng đã tìm thấy 1 vài cá thể xuất hiện ở vùng cực nam của đảo New Guinea. Chúng thích hợp với môi trường nước sạch và trong nên chủ yếu ở thượng nguồn các con sông.
Đặc điểm: Cá rồng Kim long Úc nhìn chung có vảy nhỏ hơn so với cá rồng châu Á. Mỗi bên thân cá rồng châu Úc có 7 hàng vảy so với 5 hàng vảy ở cá rồng châu Á. Đường bên cá rồng Kim long Úc có từ 32-35 vảy so với từ 21-25 vảy ở cá rồng châu Á. Một đặc điểm khác để nhận dạng đó là cặp râu cá rồng Úc không chỉa thẳng ra phía trước như cá rồng đẹp châu Á mà quặp xuống như râu dê.
Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 2
Sơ đồ phân bố một số loài cá rồng trên thế giới 
Kích thước tối đa của cá Kim long Úc là 90 cm nhưng khi nuôi trong hồ kính cá thường chỉ đạt khoảng 60 cm. Ở cá non vây thường có màu hồng nhưng khi cá trưởng thành màu hồng sẽ mất đi, nắp mang xuất hiện hoa văn vằn vện màu đỏ đồng. Lưng cá có màu xám phớt xanh hay nâu, thân màu đồng ánh vàng, màu sắc xuất hiện trên viền ngoài của vảy, các chấm trên mặt vảy màu vàng, cam hay đỏ và nằm sát với nhau tạo thành viền xen kẽ. Vây màu đen với những chấm lớn màu vàng cam hay đỏ.
Cá cảnh Kim long Úc thường sinh sản vào tháng 10, tức đầu mùa mưa ở Úc. Mỗi lần cá cái đẻ từ 50-100 trứng và ấp trong khoảng 5 tuần khác với cá rồng châu Á và Nam Mỹ là cá đực sẽ ấp trứng.
Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 3
Cá rồng Kim long Úc có 1 số đặc điểm hơi khác so với cá rồng châu Á

2. Đặc điểm sinh học

- Chiều dài cá (cm): 70 – 90
- Nhiệt độ nước (C): 24 – 30
- Độ cứng nước (dH): 5 – 25
- Độ pH: 6,5 – 8,0
- Tính ăn: Ăn tạp, thức ăn chủ yếu côn trùng, cá nhỏ và cả ếch nhái
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng, trứng cá có kích thước to và số lượng ít. Được ấp trong miệng cá bố cho tới khi nở
- Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 4
Cá rồng Kim long Úc có 1 số đặc điểm sinh học cần lưu ý 

3. Kĩ thuật nuôi cá rồng Kim long Úc

 - Kích thước bể: cá rồng thích hợp để bắt đầu nuôi khi cơ thể chúng dài khoảng 15 cm. Ở kích thước này cá dễ dàng thích nghi với môi trường mới. Nếu có thể, hãy nuôi cá trong hồ đủ lớn cho đến khi cá trưởng thành. Cá lớn hơn thường mất rất nhiều thời gian để thích nghi với môi trường mới. Hồ có dung tích khoảng 600L trở lên là lý tưởng để nuôi cá rồng Kim long Úc. Kích thước bể vẫn cần tuân thủ theo quy tắc: Chiều dài hồ nên gấp 3 lần chiều dài của cá và chiều rộng phải tương đương với chiều dài của cá.
- Đồ vật trang trí: Bạn có thể sử dụng đá tảng và rễ cây để trang trí thêm cho bể cá thêm sinh động và hấp dẫn, tuy nhiên tránh vật cồng kềnh ngăn cản cá bơi lội.
- Yêu cầu về nước: Như tất cả những loài cá khác, chất lượng nước sẽ nhanh chóng cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá rồng Kim long Úc. Do vậy, thay nước thường xuyên giúp cá mau lớn và mạnh khoẻ. Thông thường, bạn nên thay nước 3 lần mỗi 2 tuần, mỗi lần thay 1/3 nước hồ.
Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 55
Bạn cần lưu ý đến kích thước chuẩn của bể cá rồng Kim long Úc 
- Thức ăn cho cá: dế, tim bò đông lạnh, trùn đất, tôm đông lạnh, trùn đỏ, thức ăn viên, cá đông lạnh, tép tươi…Đây đều loại thức ăn này nổi trên mặt nước nên thích hợp cho cá rồng. Nếu cá phun thức ăn ra thì có lẽ miếng thức ăn hơi lớn, bạn nên cho cá ăn miếng nhỏ trước, khi quen rồi nó sẽ chấp nhận miếng lớn hơn. Phần vụn thức ăn rơi vãi cần được hút ra ngay lập tức.
- Chữa bệnh: Thi thoảng cá rồng Kim long Úc có thể bị nấm và bạn chỉ cần tăng nhiệt độ và bỏ thêm ít muối.
Hoặc hiện tượng rách vây ở cá rồng cho thấy chúng bị căng thẳng. Việc kiểm tra độ pH, thành phần hoá học nước và thay nước thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng trên.
Tổng quan về cá rồng Kim long Úc- Cá cảnh Phúc Long 6
Cá rồng Kim long Úc cũng thi thoảng bị bệnh nên bạn cần chú ý chăm sóc chúng 
Cá rồng Kim long Úc với những chiếc vảy trắng đồng vô cùng bắt mắt cũng có thể đem lại vận may cho gia đình bạn. Hơn nữa loài cá này có giá rất phải chăng trên thị trường nên được nhiều người lựa chọn. Hãy đến với cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để có những con giống tốt nhất với chi phí ưu đãi nhất!
XEM THÊM :

Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn

Cá rồng được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn không chỉ đem đến tài lộc cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ cách nuôi cá rồng dưới đây, bạn mới có được những chú cá khỏe mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật đó ra sao nhé!

Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn 1
Để nuôi cá rồng hiệu quả, bạn cần tìm hiểu kĩ về kĩ thuật nuôi chúng 

Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả

1. Số lượng cá rồng

Vì cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng nên bạn không bao giờ được nuôi 2-3 chú chung 1 hồ mà chỉ có thể hoặc là nuôi riêng 1 con 1 hồ hoặc 6-10 con 1 hồ thật lớn vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn.

2. Hồ nuôi cá rồng

Hồ nuôi cá rồng chính là môi trường để cho cá rồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nên cần đặc biệt lưu ý đến điều này. Là loài cá cảnh thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng của chúng, ví dụ, cá nhỏ khoảng 15cm thì 1 hồ có kích thước 120 x 45 x 45cm, nếu khoảng 30cm trở lên thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.
- Địa điểm đặt hồ phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá đặc biệt là loại Kim long quá bối, ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên màu, tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Vào buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh, tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ. Nếu bóng tối đến quá nhanh sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích.
Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn 2
Hồ nuôi cá rồng càng rộng càng tốt và phải có nắp đậy 

3. Nắp đậy

Nắp đậy hồ là bộ phận không thể thiếu của các hồ cá rồng vì cá rồng nổi tiếng là loài nhảy cao vô địch ở vùng hoang dã. Nếu bạn có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá, đối với các con lớn hơn thì nên lấy vật nặng như cục gạch đè lên để tăng thêm sức nặng của nắp. Rất nhiều chú rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không hay biết.

4. Nhiệt độ

Bạn nên giữ nhiệt độ ở tầm giữa khoảng từ 28 – 32 độ C, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn, tuy nhiên, nhiệt độ cao quá sẽ làm cho những tế bào mềm chung quanh đầu nhăn nhiều hơn, do vậy nhiệt độ trên là thích hợp nhất.

5. Độ pH

Bạn nên giữ độ pH từ 6.5 đến 7.5 vì cá rồng thích nước nhạt và hơi đục, do đó, độ pH phải thấp hơn và có thể pha thêm “nước đen” (một hóa chất bán sẵn tinh chế từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của Indo) tại các cửa hàng cá cảnh. Mực độ thay đổi đột ngột của pH là điều tối nguy hiểm cho các loài cá nên bạn cũng cần có thêm cả bộ đo pH cho chắc chắn.
Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn 3
Bạn nên chú ý đến nhiệt độ và độ pH có trong hồ cá rồng

6. Cách nuôi cá rồng – Thay nước

Bạn có thể thay nước từ 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho cá lớn, tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lương của hồ. Nếu bạn thay bằng nước máy thì thỉnh thoảng pha thêm “nước đen” (Black Water Extract) để làm dịu độ pH cũng như tạo môi truờng quen thuộc của nước tự nhiên.

7. Thả cá lúc mới mang về

Thả cá lúc mới về hồ cũng là kĩ năng bạn cần học vì không phải ai cũng biết thả cá đúng cách để không làm tổn thương cho cá.
Đầu tiên, bạn lắng nước tối thiểu là 48 giờ trước khi thả cá vào hồ.
- Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy Oxy chạy tối đa, nếu có nước đen thì hòa vào khoảng 20cc.
- Chỉ số chất lượng nước trong hồ là: Ammonia = 0, Nitrites > 10 và pH = 6.5-7.5.
- Để cân bằng nhiệt độ, bỏ bịch cá vào hồ (chưa tháo ra) từ 15-20 phút.
- Mở bịch rồi lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch, mỗi 5 phút lại đổ 1 lần cho đến khi nào bịch đầy nước
- Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ, lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch.
- 5 phút sau nhúng cả bịch vào hồ và thả cá ra hồ.
- Không cho ăn trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó
- Không nên bơm oxy vào bịch nếu cá có vẻ khỏe mạnh, vì làm thế sẽ đẩy độ pH lên cao bất ngờ và làm cho cá bị shock.
Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn 4
Với cách nuôi cá rồng đơn giản, bạn phải biết cá kĩ thuật thả cá mới vào hồ 

8. Cách cho cá rồng ăn

Cho ăn đúng cách cũng là yếu tố tối quan trọng trong việc nuôi cá rồng cho khỏe mạnh. Dù 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gene từ cha mẹ, tuy nhiên nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ không hạn chế sự phát triển vẻ đẹp của cá. Bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô… Nếu muốn cá phát triển màu đỏ thì nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính. Riêng tôm chợ nên chia thành gói nhỏ để giữ được sự tươi sống của nó.
Bạn chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng mình thường hay dùng trong nhà. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng. Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao để đảm bảo cho sự trưởng thành.
Cho cá dưới 25 cm ăn 1 ngày 2-3 lần. Lớn hơn nữa thì 1 lần trong ngày là. Đừng cho ăn no quá, chỉ nên cho ăn khoảng 70% thì cá sẽ không chán đồ ăn. Máy sưởi nên để ở 28-32 độ C vì độ ấm của nước sẽ kích thích cá ăn ngon miệng hơn, dĩ nhiên là sẽ lớn nhanh hơn. Bạn đừng bao giờ để đọng đồ ăn trong hồ lâu vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, do vậy nên dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau mỗi bữa cho ăn.
Cách nuôi cá rồng đơn giản và hiệu quả nhất cho bạn 5
Với mỗi lứa tuổi khác nhau thì cá rồng sẽ có 1 chế độ ăn khác nhau 
Những cách nuôi cá rồng (kỹ thuật nuôi cá rồng )ở trên đều là bước cơ bản cần tuân thủ nghiêm ngặt để cá sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu còn điều gì cảm thấy băn khoăn, bạn có thể đến cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công !
XEM THÊM :

Thiết kế hồ nuôi cá rồng đẹp sang trọng và thời thượng

Cá rồng vẫn luôn được coi là “vua của các loài cá”, do vậy mà ngôi nhà của chúng cũng cần được thiết kế sang trọng và thời thượng để xứng đáng với danh hiệu trên. Hiện nay, có 2 loại là bể cá rồng và hồ nuôi cá rồng mà tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như vận mạng của mình, bạn hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất nhé !

Thiết kế hồ nuôi cá rồng đẹp sang trọng và thời thượng 1
Hồ nuôi cá rồng có nhiều kiểu khác nhau để bạn lựa chọn

1. Hồ ( bể ) nuôi cá rồng

Cá rồng được ngưỡng mộ bởi chúng có rất nhiều đặc điểm giống như loài rồng trong truyền thuyết: những chiếc vảy cứng cáp khỏe mạnh, màu đỏ như huyết hoặc vàng óng ánh kim của bậc đế vương, hai râu vểnh lên đầy uy nghi. Chính vì vậy mà tính cách nổi bật của chúng là độc tôn và hiếu thắng. Bể nuôi cá rồng là lựa chọn của nhiều người hiện nay vì không có điều kiện xây hồ. Bạn có thể nuôi 1 con kết hợp với các loài khác để bể cá đỡ buồn tẻ.
- Thiết kế bể cá cảnh: Là 1 loài cá thích bơi nổi trên mặt nước, chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng, thí dụ: cá nhỏ khoảng 15cm thì 1 hồ dài 120 dài x 45 rộng x 45 cm cao, nếu khoảng 30cm trở lên nên có hồ dài 180 x 60 rộng x 45 cm cao là lý tưởng nhất.
- Nắp đậy: Vì những chú cá rồng rất khỏe và có thể nhảy vọt ra khỏi bể cá nên điều cần thiết là có những chiếc nắp đậy. Nếu có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá, đối với các con lớn hơn thì nên lấy vật nặng như cục gạch đè lên nắp để tăng thêm sức nặng cho nắp. Rất nhiều chú cá rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không hay biết nên bạn cần đề phòng trường hợp này.
- Vị trí đặt bể cá rồng: Vì bể cá rồng được đặt ở trong nhà nên bạn cần chú ý đến vị trí đặt vì điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mạng của gia đình. Thông thường, nhiều người sẽ đặt bể cá ở nơi hợp với tuổi của gia chủ. Hoặc ở hướng có tài lộc như hướng Nam hoặc Đông Nam. Bạn nên tránh đặt bể cá xung với bếp hoặc sau sofa vì đó điều là hướng xấu.
- Điều kiện nhiệt độ: 28- 32 độ C
- Độ pH: 6.5 – 7.5
- Điều kiện thay nước: Thay 25% mực nước 2 lần 1 tuần. Không bao giờ được thay 100% nước vì độ Chlorine từ nước máy thường rất cao và có lẫn nhiều hóa chất nhạy cảm đối với cá.
- Trang trí hồ ( bể ) và các loài cá nuôi chung: Để bể cá sinh động và hấp dẫn hơn, bạn có thể trang trí thêm các loại sỏi, cây thủy sinh…và nuôi thêm 1 số loài cá phù hợp như cá dọn bể, cá sam, cá hổ…
Thiết kế hồ nuôi cá rồng đẹp sang trọng và thời thượng 2
Rất nhiều sao trong showbiz cũng rất mê chơi cá rồng

2. Hồ nuôi cá rồng

- Thiết kế hồ nuôi cá rồng: kích cỡ của hồ cá rồng rất quan trọng vì nó quyết định đến sự trưởng thành của cá sau này, do vậy, nếu có điều kiện thì bạn làm hồ càng to càng tốt, tối thiểu là chiều dài hồ phải gấp 3 lần chiều dài cá. Với những gia đình có điều kiện thì hồ cá có thể dài tới 4m và nuôi từ 8- 9 con vì hai con số này rất may mắn.
- Hồ nuôi cá rồng dù lớn hay nhỏ cũng cần thiết kế nắp đậy như bể cá rồng để tránh trường hợp chúng vọt ra ngoài mà chủ nhân không hề hay biết.
- Vị trí đặt hồ: thường hồ cá rồng được đặt ở nơi kín đáo và cũng phải phù hợp với tuổi của gia chủ, tuy nhiên bạn không nên để góc cạnh của hồ đâm thẳng vào nhà vì như vậy sẽ không may mắn. Địa điểm đặt hồ cũng cần là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá. Ngoài ra, theo phong thủy thì cá rồng đem lại may mắn, thịnh vượng và trấn trạch cho gia chủ nên chúng cần được giữ bí mật trong nhà, tránh xa những con mắt tò mò của người khác.
- Điều kiện nhiệt độ: Từ 28- 32 độ C. Vì hồ cá rồng thường khá lớn nên bạn có thể trồng thêm cây xanh xung quanh để điều chỉnh cho nhiệt độ trên luôn phù hợp.
- Độ pH: 6.5 – 7.5. Bạn nên sắm cho mình 1 bộ đo pH để kiểm tra chính xác nhất độ pH có trong hồ.
- Điều kiện thay nước: vì hồ cá rộng và rất đông cá thể nên bạn phải thường xuyên thay nước và công việc này cũng không phải dễ dàng. Bạn nên rút từ 10- 15% nước trong hồ 2 lần/tuần rồi cho thêm nước mới vào. Nếu là nước máy thì cần khử Clo bằng cách phơi 24h trước đó. Sau khi thay xong, bạn nhớ đo lại nhiệt độ và độ pH có trong hồ.
- Trang trí cho hồ: Vì hồ chủ yếu được để ngoài trời nên bạn có thể trồng thêm các loại cây, hoa xung quanh giúp điều hòa nhiệt độ môi trường trong hồ.
Thiết kế hồ nuôi cá rồng đẹp sang trọng và thời thượng 3
Hồ nuôi cá rồng nên đặt ở vị trí vắng vẻ ít người qua lại để cá không bị stress
Những ngôi nhà cho cá rồng dù lớn hay nhỏ cũng cần tuân thủ một số điều kiện như trên thì cá mới sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra chúng còn có thể đem lại may mắn tài lộc cho gia chủ. Nếu cảm thấy băn khoăn điều gì, bạn hãy đến với hiệu cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để tìm hiểu thêm nhé!
XEM THÊM :