Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Các loài cá thường nuôi chung với cá rồng

Cá rồng vẫn luôn được xếp hạng là một trong những loài cá đẹp nhất và có thể đem lại may mắn phát tài cho gia chủ. Nếu bạn không có điều kiện nuôi cả đàn cá rồng thì các loài cá nuôi chung với cá rồng dưới đây sẽ là gợi ý đắt giá giúp cho bể cá nhà bạn thêm phần sinh động, hấp dẫn.

1. Cá hồng két

Cá hồng két có tên tiếng Anh: Bloody Parrot hoặc Blood Parrotfish và thường được gọi là Két đỏ, Huyết anh vũ. Loài cá này cũng được coi là tổ tiên của cá La hán hiện nay bởi màu đỏ hồng vô cùng rực rỡ và chiếc đầu có phần hơi gù lên. Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào những năm 1986 và nhập khẩu vào nước ta những năm 90. Ngoài cá hồng két thường ra còn có cá hồng két kingkong cực lớn hoặc cá hồng két tím, cá hồng két chấm trắng...và các loài này đều có thể chung sống khá tốt với cá rồng.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 2
Cá hồng két cũng là loài cá có thể chung sống hòa thuận với cá rồng 

2. Cá tài phát

Cá tài phát có tên tiếng Anh là Gourami hoặc Albino giant gourami và thường được dân chơi cá cảnh gọi là cá phát tài hay cá tai tượng. Cá có xuất xứ ở 1 số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam) với nhiều loại khác nhau như tài phát hồng, tài phát hồng kỳ, tài phát trắng…
Cá tài phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm và nặng 10kg. Đặc biệt chúng không cần quá coi trọng môi trường nước, hơn nữa cũng thuộc họ cá dữ, khá tinh ranh nên nếu nuôi chung với cá rồng, bạn cũng không cần quá lo lắng sợ cá rồng ăn thịt.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 3
Cá tài phát cũng là lựa chọn không tồi cho bể cá rồng nhà bạn 

3. Cá hổ

Cá hổ có tên khoa học là: Datnioides Pulcher và có rất nhiều chủng loại khác nhau như cá hổ Thái, cá hổ Indo và cá hổ Mekong chủ yếu dựa vào nơi sinh sống của chúng. Hiện nay, loài cá hổ xuất hiện ở 1 số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia nhưng số lượng rất ít vì chúng bị săn bắt quá nhiều và không thể sinh sản nhân tạo thành công.
Đặc điểm chung của loài này là sở hữu những sọc rất to trên cơ thể giống như những chiếc vằn của hổ, vảy đặc biệt mịn và đôi chỗ có ánh kim. Khi được chăm sóc tốt, sọc của cá sẽ đồng nhất thành 1 khối, đậm và dày. Chúng cũng là loài cá ăn thịt nên khá dữ và có thể chung sống với cá rồng một cách hòa thuận.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 4
Cá hổ cũng là loài khá dữ nên được chọn là loài cá nuôi chung cá rồng

4. Cá hoàng bảo yến

Cá hoàng bảo yến là loài cá bình dân vì vừa được nuôi làm cảnh, vừa để làm thực phẩm. Chúng có chủ yếu là vùng Amazon, Orinoco, vịnh La Plata của Nam Mỹ, vịnh Mexico…
Đặc điểm của cá hoàng bảo yến là thân thon dài, vây lưng dài hình chữ V, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên. Một đốm đen khá lớn đặc trưng với viền màu bạc lớn bao quanh rộng đến tận vây đuôi. Vây lưng màu xám bạc vây bụng có màu trắng vàng, với 3 vạch lớn màu đen quanh thân, giữa các vạch đen là những chấm đen. Tia vây lưng thứ nhất, vây đuôi trên và vây ngực có màu xám hoặc đen, tia vây hậu môn vây đuôi dưới có màu đỏ. Cá hoàng bảo yến là loài cá ăn thịt nên khá dữ và thường được nuôi chung với cá rồng.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 5
Cá hoàng bảo yến sẽ giúp chp bể cá rồng nhà bạn nhiều màu sắc hơn 

5. Cá mỏ vịt

Cá mỏ vịt hay còn được gọi là cá trê đuôi đỏ với tên tiếng Anh “Redtail Cat”. Cũng như loài cá rồng, cá mỏ vịt xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 3,5 triệu năm và hầu như không có nhiều biến đổi so với ban đầu. Đặc điểm nổi bật của cá mỏ vịt là chiếc đầu rộng, cơ thể thuôn về phía sau với phần trên có màu đen đốm, phần dưới bụng màu trắng và một cái đuôi có màu đỏ.
Cá mỏ vịt cũng có nhiều loại khác nhau mà nổi tiếng là cá hồng vỹ mỏ vịt được coi là loài cá trê to và đẹp nhất ở vùng Amazon hoặc có loài cá da báo mỏ vịt cũng thuộc họ hàng của loài cá độc đáo trên. Sở dĩ cá mỏ vịt có thể sống chung với cá rồng là bởi kích thước cơ thể chúng rất lớn, có thể dài gần 2m nếu được chăm chút cẩn thận, như vậy các loại cá rồng không thể biến chúng thành bữa ăn được.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 6
Cá mỏ vịt có kích thước và rất hiền lành nên thích hợp nuôi chung với cá rồng 

6. Cá sam

Ngoài các loài cá sống ở tầng trên và tầng giữa ra, nhiều người còn tận dụng cả tầng dưới cùng của bể cá rồng để nuôi thêm cá sam.
Cá sam hay còn gọi là cá đuối nước ngọt cũng có rất nhiều loài với hoa văn khác nhau như cá sam hổ, cá sam đen trắng, cá sam hoa...Khi trưởng thành, cá sam có thể đạt kích thước 50-60cm và đặc biệt là chiếc gai độc ở phần đuôi nên những chú cá rồng sẽ không dại dột gì đụng vào chúng.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 7
Cá sam với chiếc gai có độc thì không loài cá rồng nào có thể đe dọa chúng

7. Cá hải tượng

Cá hải tượng được biết đến là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới và thường sinh sống ở vùng Nam Mỹ. Một chú cá hải tượng trưởng thành có thể đạt chiều dài 2m với trọng lượng tới 100kg nên cá rồng sẽ không dễ dàng gì ăn thịt được chúng. Ngoài kích thước to lớn của nó, đặc điểm khác biệt nhất của loài này là không phụ thuộc lớn vào oxy để thở bởi chúng có một cái bong bóng gồm các mô phổi cho phép nó giải nén oxy từ không khí.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 8
Cá hải tượng với kích thước cực lớn cũng có thể chung sống hòa bình với cá rồng 

8. Cá kim sơn

Cá kim sơn hay còn được gọi là cá kim ngân, cá he đỏ với tên tiếng Anh là “Goldfoil barb”. Loài cá này cũng rất dễ nuôi với địa bàn hoạt động chính là ở phần đáy hồ để ăn các thức ăn thừa, cặn bã giúp cho hồ cá rồng luôn được trong sạch.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 8
Cá kim sơn sống ở tầng đáy sẽ giúp bạn dọn dẹp các chất bẩn cho cá rồng 

9. Cá phi phụng

Cá phi phụng có tên tiếng Anh: Kissing prochilodus hoặc Flagtail prochilodus và thường được gọi là cá hoàng phi phụng
Chúng có nguồn gốc ở vùng trung tâm, phía tây của sông Amazon và có thể đạt chiều dài tối đa 35 cm. Đặc điểm nổi bật của loài cá này chính là những màu sắc và hoa văn ở phần đuôi không đụng hàng với bất kì loài nào. Chúng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy để ăn các thức ăn vụn giúp cho bể cá luôn sạch sẽ.
Tổng hợp các loài cá nuôi chung với cá rồng 9
Cá phi phụng với chiếc đuôi đặc sắc cũng làm vệ sinh bể rất tốt

10. Cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn thường được biết đến với cái tên cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm...và có nhiều đặc điểm gần giống với cá phúc lộc thọ. Điểm ấn tượng của loài này chính là chiếc mỏ dài và nhọn như loài cá sấu. Chúng cũng rất dũng mãnh và khỏe mạnh do không quá kén ăn nên hoàn toàn có thể chung sống với cá rồng.
Nuôi chung cá rồng với những loài cá khác không chỉ làm cho bể cá thêm sinh động hấp dẫn mà nhiều loài còn có thể làm vệ sinh môi trường nước vô cùng hữu ích. Do vậy, bạn có thể đến cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để được lựa chọn các loài cá yêu thích kết hợp với cá rồng. Chúc bạn thành công!
XEM THÊM :

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

5 điều cực kỳ thú vị khi nuôi cá rồng trong nhà

Sở hữu một thân hình nổi bật với những nếp vảy dày mịn vàng óng uy nghi của bậc đế vương cùng cách nuôi “không đụng hàng” với bất kì loài nào, cá rồng xứng đáng trở thành “vua của các loài cá”. Hãy cùng khám phá 5 điều thú vị trong quá trình nuôi cá rồng dưới đây để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nhé!

5 điều cực thú vị khi nuôi cá rồng 1
Cá rồng vẫn luôn được mệnh danh là "vua của các loài cá"  

1. Cá rồng- loài duy nhất được gắn chíp điện tử

Trước đây, cá rồng chủ yếu được sinh sản trong tự nhiên nhưng do nhu cầu ngày càng cao của con người nên chúng đã được nhân giống thành công trong ống nghiệm. Cũng nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nuôi chúng cũng cần được cấp phép. May mắn là ngay sau đó không lâu CITES (Hội nghị Công ước Quốc tế về Giao thương các giống loại Động- Thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng) đã cấp phép cho loài này được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nguồn cung cấp cá giống lớn nhất hiện nay chủ yếu là ở các nước Indonexia, Malaysia, Đài Loan...Trong các trang trại nuôi cá rồng, người chủ sẽ bắn vào mỗi chú cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia); trại Mitra (Indonesia)… Sau khi đã được chuyển về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con cá đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip. Công việc này làm cho công việc kinh doanh cá rồng thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng dễ kiểm chứng chất lượng nguồn hàng hơn.

2. Thực hư chuyện phong thủy của cá rồng

Về phong thuỷ, còn có nhiều quan niệm khác nhau về tác dụng trấn trạch của loài cá cảnh này, nhưng theo cách nghĩ truyền thống của người phương Đông, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng. Vì vậy, người ta thường có thói quen nuôi cá rồng để cầu sự may mắn và thịnh vượng. Cá rồng màu đỏ được quan niệm để tránh xui xẻo, mang lại may mắn. Còn cá rồng vàng, trắng thì được cho là sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra còn có rất nhiều huyền thoại loài cá này đã được lưu truyền trong cộng đồng cá cảnh. Thực cũng có mà đôi khi hư cấu cũng có, tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của việc nuôi cá rồng không phải là gặp vận may hay giải xui mà chính là tạo tâm lý vững chắc cho gia chủ tiếp tục con đường công danh của mình.
5 điều cực thú vị khi nuôi cá rồng 3
Cá rồng đỏ cho may mắn, cá rồng vàng cho giàu sang phú quý

3. Bể cá rồng có gì đặc biệt?

Vì cá rồng trưởng thành có thể đạt kích thước hơn 1m nên điều quan trọng đầu tiên khi nuôi cá rồng chính là chọn được kích thước bể phù hợp. Thông thường, người chơi sẽ chọn loại bể dài 1,5m trở lên, chứa được cả khối nước, mới đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, đối với người chơi khu vực phía Bắc, vào mùa đông, để làm ấm khối lượng nước này lên 28-30 độ C (nhiệt độ thích hợp để nuôi cá rồng) cần tốn một lượng điện năng không hề nhỏ. Vì cá rồng là loài khá khó tính, chỉ có thể nuôi 1 con hoặc cả đàn nên hầu hết những người có điều kiện đều xây bể rộng với chiều dài khoảng 2,5m - được ráp lại từ những tấm kính cường lực dày để cá không vọt ra ngoài. Có không ít người còn đầu tư hẳn bể dài đến 4m để nuôi Bát Long hoặc Cửu Long (8 hoặc 9 con). Do vậy, họ thường thuê kiến trúc sư đến khảo sát địa thế rồi mới dám đặt bể.

4. Thức ăn “độc đáo” của cá rồng

Nếu bạn thực sự chăm chút cho loài cá rồng thì sẽ cần thường xuyên thay đổi khẩu phần thức ăn cho chúng. Tuy cá rồng khá dễ nuôi nhưng thực đơn khoái khẩu của chúng bao gồm: tôm đông lạnh (đứng hàng đầu), rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm” - dài đến 4-5cm. Có những con rết to dài đến cả chục cm nhưng cá rồng chỉ đớp 1 cú gọn lọn là xong. Nhiều người chơi cũng rất chịu khó đi tìm thức ăn cho cá rồng nhưng các mặt hàng khá hiếm với số lượng ít nên họ còn bổ sung thêm cả chạch cho những bể cá rồng kích thước lớn vì chúng rất háu ăn.
5 điều cực thú vị khi nuôi cá rồng 5
Một chú cá rồng đang thưởng thức con mồi của mình 

5. Kĩ thuật lên màu “không đụng hàng” của cá rồng

Một trong những công việc khó của nuôi cá rồng chính là để chúng lên màu hoàn hảo nhất. Ngoài chế độ chăm sóc ra, kỹ thuật nuôi cũng rất được chú trọng. Trong tự nhiên, cá rồng thường có màu đỏ hoặc màu vàng rất đẹp, tuy nhiên khi đưa vào bể cá màu sắc của chúng bị biến đổi và không còn rực rỡ như trước. Để khắc phục tình trạng trên, những người chơi cá rồng chuyên nghiệp thường sử dụng một loại đèn trắng, có cường độ ánh sáng gần tương đương, chiếu sáng bể cả ngày lẫn đêm để kích thích cá lên màu. Đối với dòng Huyết long cần “tem đèn” ngang thành bể để kích thích những hàng vảy hai bên thân cá lên viền màu đỏ khi cá đạt kích thước 30cm.
Còn với dòng Quá Bối người ta nuôi con cá ngay từ khi rất nhỏ trong thùng composite trắng và soi đèn từ trên nóc thùng xuống để trong thời lượng 24/24h và kéo dài cho đến khi con cá đạt kích thước chừng 45cm, mới đưa vào bể kính.  Trên thực tế toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 1,5- 2 năm, đủ để phần da màu đen trên đầu con cá biến đổi thành màu vàng - gọi là Quá Bối Đầu Vàng – dòng cá rồng có giá trị thứ 2 chỉ sau Huyết long.
5 điều cực thú vị khi nuôi cá rồng 6
Cá rồng muốn lên màu đẹp cũng cần trải qua quá trình "khổ luyện" 
Những điều thú vị đặc biệt ở trên giúp cho bạn hiểu thêm về quá trình chăm sóc cá rồng trong cách chọn mua bể, lựa chọn thức ăn và kĩ thuật lên màu cho cá. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như có thêm kiến thức thực tế về cách nuôi cá rồng thì cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam chính là địa chỉ đặc biệt hữu ích khi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng giúp hóa giải những thắc mắc và tiếp thêm niềm đam mê cá cảnh ở hà nội nói riêng và cả nước nói chung!
Xem thêm :

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con

King kamfa là loài cá la hán nổi tiếng và rất được ưa chuộng trên thị trường cá cảnh hiện nay. Chúng không chỉ khắc phục được những nhược điểm về ngoại hình mà trên người còn có nhiều châu với màu sắc vô cùng sặc sỡ và cuốn hút. Tuy nhiên, để có những chú cá la hán King kamfa như ý muốn, bạn cần tìm hiểu thêm về kĩ thuật nuôi cá  la hán con được chia sẻ ngay sau đây.

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King Kamfa con 1
Cá la hán King Kamfa con cũng cần có kĩ năng nuôi cơ bản mới phát triển tốt

 1. Tổng quan về cá la hán King kamfa

Cá la hán King kamfa hay còn được gọi là Kim Hoa được lai tạo chủ yếu ở bên Thái Lan và đã khắc phục được những nhược điểm như môi trề, đuôi cụp, vẻ mặt chúng nhìn cũng hung dữ hơn. Điểm đặc biệt hơn là châu trên King kamfa có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con châu bệt toàn thân chính là kamfa ngũ sắc vô cùng quý hiếm.
Tỉ lệ lên đầu của King kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh. Những dòng King lai ở Việt Nam thường do La hán đực lai với King kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Tuy nhiên tỉ lệ bị dị tật khá cao do cùng huyết thống vì vậy nhiều người cho lai tạo với cá mái King kamfa khác bầy.
Nhiều con King kamfa lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhầm lẫn với Red Texas. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt: King kamfa bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn. Màu nền King kamfa không đồng nhất, đầu đỏ và thân vàng/cam trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất.
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King Kamfa con 2
Một chú cá la hán King kamfa vàng khác biệt trông rất thú vị

 2. Kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con

- Số lượng nuôi: Nên mua từ 5 con trở lên vì như vậy bạn sẽ có 1 đàn cá cảnh đẹp và phát triển tốt. Ngoài ra, cá nhỏ bạn có thể nuôi chung và việc cho ăn cũng dễ dàng hơn, cá sẽ dạn và sung hơn nếu chỉ nuôi 1 con.
- Chế độ cho ăn: khoảng 3 – 4 lần / ngày.
- Chế độ thay nước: 3 ngày thay 1 lần với 50% lượng nước trong hồ
- Thức ăn tốt nhất cho King Kamfa con là TOP (tên của thức ăn) vì thức ăn này có tác dụng kích thích châu của cá con sáng và nhiều hơn. Cho ăn loại này 3 lần/ngày + 1 lần trùn chỉ để cá phát triển toàn diện, vì trùn chỉ giúp cá có nhiều đạm (protein) tốt cho đầu cá. Bạn cần nhớ là chỉ cho ăn 1 lần và phải kết hợp cho ăn TOP thường xuyên vì nếu cho ăn quá nhiều trùn chỉ thì châu của cá con sẽ mờ dần và mất toàn bộ. Một loại thức ăn tươi sống tốt có thể thay thế trùn chỉ là lăng quăng hoặc Artemia (loại này hiệu quả và tốt nhất nhưng hơi khó tìm).
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King Kamfa con 3
Bạn nên chú ý đến chế độ thay nước và chế độ ăn của cá con 
- Thực đơn cho ăn theo từng giai đoạn:
+ Đối với King kamfa con (khoảng 1-2 cm) đến 1 ngón tay út thì ta nên cho ăn những thức ăn có nhiều đạm như tôm sú hoặc tép bạc và nên bóc vỏ cho ăn thịt tép và bổ sung thêm thức ăn khô ngày 3 bữa vì đây là giai đọan bắt đầu phát triển cần bổ sung đầy đủ. Và nếu 2- 3 tuần áp dụng 1 chế độ ăn nhưng cá vẫn không có biến chuyển về đầu và chỉ số phát triển size thì nên thay đổi chế độ ăn, môi trường sống như thêm cá nhỏ kè, chỉ cho ăn đồ khô 2lần/ngày, 3 ngày mới cho ăn 1 lần thức ăn tươi.
+ Đối với cá từ 1 ngón tay cái đến 2,5 ngón thì nên cho ăn tép có vỏ nhưng phải bỏ đầu và gai nhọn để không bị đâm vào bụng cá, cho ăn với lượng vừa phải vì ăn nhiều cá mập sẽ không phát triển đầu và nên cho ăn 2 bữa kết hợp thức ăn khô. Thức ăn khô nên chú ý đến thành phần protein (Đạm) nếu % protein càng cao thì càng tốt. Đến giai đoạn này, bạn có thể cho cá ăn thêm Artemia hoặc tôm sú, khi ăn xé nhỏ cho cá vừa miệng.
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King Kamfa con 4
Với mỗi giai đoạn khác nhau, cá la hán King kamfa sẽ có chế độ ăn khác nhau

 3. Một số lưu ý lên màu và lên đầu cho King kamfa

Đa số các chú cá la hán King kamfa sau khi nuôi 1 thời gian thường bị mất châu. Điều này cũng không quá khó hiểu vì châu của King kamfa khác với các dòng khác ở màu sắc và độ sáng. Độ sáng của King kamfa con chỉ sáng khi bạn cho ăn đúng cách, chế độ nuôi và môi trường nước tốt.
Trong 1 bầy King kamfa con chỉ có khoảng 10 – 20% số cá thể xuất sắc (Masterpiece), đó cũng là lí do vì sao giá King kamfa luôn cao vì số lượng cá lớn lên đẹp xuất sắc là rất ít nên người bán sẽ bán giá cao đối với những cá thể đẹp xuất sắc để bù lại số cá xấu đem bỏ hoặc bán lỗ. Khái niệm đẹp xuất sắc ở đây nghĩa là : châu nhiều và sáng, đầu to, đuôi quạt. Nuôi King kamfa cần 50% may mắn thì mới có được chú cá ưng ý.
Ngoài ra, cũng xin lưu ý với bạn khi nuôi King kamfa là đầu King kamfa lên rất chậm. 1 số cá thể xuất sắc (Masterpiece) sẽ lên đầu nhanh và rất sớm, khoảng 1 – 1,5 ngón bắt đầu nhú đầu còn lại đa số sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh ở 2 – 3 ngón và lên đẹp ở giai đoạn 3.5 – 4 ngón. Do vậy để chơi được dòng cá đẹp này bạn cần có tính kiên nhẫn.
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King Kamfa con 5
Bạn cũng cần lưu ý đến việc lên đầu và lên màu cho cá la hán King kamfa con
Những chú cá la hán King kamfa thực sự có thể làm điên đảo dân chơi trong nghề nhưng để được như vậy không phải là điều dễ. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con thì hãy liên hệ ngay với cá cảnh Phúc Long Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất nhé. Chúc bạn thành công!
XEM THÊM :

Mua bể cá cảnh, cá rồng ở đâu Hà Nội chất lượng nhất?

Bên cạnh việc chọn được những chú cá ưng ý thì việc mua bể cá cảnh Hà Nội địa chỉ nào chất lượng nhất cũng làm cho nhiều người cảm thấy băn khoăn. Mỗi loại bể với kích thước và chất liệu khác nhau nên có mức giá khác nhau. Do vậy, điều bạn cần làm không chỉ chọn được nơi bán bể cá cảnh Hà Nội uy tín mà mức giá cũng cần phải chăng.

Mua bể cá cảnh Hà Nội địa chỉ nào chất lượng nhất?1
Mua bể cá cảnh Hà Nội địa chỉ nào chất lượng nhất là quan tâm cảu nhiều người

 1. Tiêu chí để mua bể cá cảnh chất lượng

- Phù hợp với loại cá nuôi: Mua bể cá không cần quá to, quá rộng quan trọng là phù hợp nhất với loại cá bạn đang nuôi. Ví như nếu là cá rồng thì bạn nên chọn loại có chiều dài trên 1m mới đủ không gian cho cá vẫy vùng. Còn nếu là cá la hán, cá hồng két, cá đĩa...thì chỉ cần loại có kích thươc trung bình. Nếu loại cá nhỏ hơn nữa như bảy màu, bống vàng...thì chỉ cần 1 lọ thủy tinh trong suốt là đủ để nuôi chúng.
- Chọn chất liệu của bể: Các loại bể treo tường hay bể thủy sinh hiện nay ngoài việc sử dụng kính làm chất liệu chính thì việc bảo vệ xung quanh bằng các chất liệu khác cũng rất quan trọng. Bạn có thể ốp gỗ treo tường bằng Thông Lào hoặc xoan đào, nếu điều kiện hơn thì sồi Nga hoặc gụ. Các chất liệu này có mức chênh lệch không đáng kể nên chọn loại chất lượng sẽ tốt hơn.
- Chọn các phụ kiện khác: Một bể cá cảnh đẹp còn tích hợp nhiều yếu tố khác mà quan trọng là cách sắp xếp bày trí bên trong. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi cá thì có thể mua loại bể đã được trang trí đèn, đá, lũa, cây cảnh ở bên trong. Còn nếu muốn sáng tạo thì việc mua các vật liệu trên cũng không quá khó khăn. Bể cá đẹp chính là vừa kết hợp được yếu tố thẩm mỹ, vừa giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Mua bể cá cảnh Hà Nội địa chỉ nào chất lượng nhất? 2
Bạn nên tìm hiểu các tiêu chí để chọn được bể cá cảnh tốt nhất

 2. Địa chỉ bán bể cá cảnh tại Hà Nội

- Mua bể cá cảnh ở các phố truyền thống: Những con phố vốn đã rất nổi tiếng với việc bán cá và bể cá cảnh vẫn được 1 bộ phận khách hàng thường xuyên lui tới vì đã quá quen thuộc. Mặc dù sản phẩm bể cá ở đây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết đều là bể cá thô chưa được thiết kế một cách cẩn thận. Hơn nữa, diện tích các cửa hàng cũng khá chật hẹp không thuận tiện cho việc trưng bày cũng như cho ra các sản phẩm mới. Do vậy, nếu có ý định mua bể cá ở đây, bạn nên chọn lựa một cách cẩn thận.
- Mua bể cá ở Phúc Long: Trên các con phố mới hiện nay như đường Láng, Trần Duy Hưng mà điển hình là 15/110 Trần Duy Hưng đã xuất hiện cửa hàng bán bể cá cảnh mới với những mẫu đẹp và mới nhất được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Ngay từ khi bước vào cửa hàng, bạn sẽ bị choáng ngợp ngay bởi hệ thống bế cá cũng như những giống cá cảnh ở đây. Không chỉ có Huyết long quý hiếm mà còn có Kim long quá bối, La hán, hổ Thái...Được biết, cá cảnh Phúc Long đã chính thức trở thành đại diện của AZOO- Hiệp hội các trang trại cá cảnh châu Á nên sản phẩm ở đây đều được tuyển chọn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cá cảnh Phúc Long còn thiết kế và lắp đặt nhiều loại bể cá cảnh đang được ưa chuộng hiện nay. Chất liệu làm bể đều là hàng chất lượng cao phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Có lẽ chính vì điều này mà cửa hàng đã nhận được lời khen từ các khách hàng dù là khó tính nhất.
Mua bể cá cảnh Hà Nội địa chỉ nào chất lượng nhất?4
Cá cảnh Phúc Long là địa chỉ bán bể cá cảnh chất lượng 
Cá cảnh Phúc Long không chỉ là thiên đường cho các loài cá mà còn là địa điểm tuyệt vời cho những người muốn mua bể cá cảnh chất lượng tại Hà Nội. Đặc biệt giá cá ở đây cũng rất ưu đãi nên bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề này mà chỉ cần thăm quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bên trong cửa hàng để có thể chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Chúc bạn thành công!
XEM THÊM

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Tổng quan kiến thức về cá la hán cảnh

Cá la hán – Được mệnh danh là một trong những loài cá có thể đem lại vận may “phát tài sai lộc” cho gia chủ nên sẽ không quá ngạc nhiên nếu trong bể cá của nhiều gia đình xuất hiện một vài chú cá la hán vô cùng đẹp mắt và ngộ nghĩnh này.

Tổng quan về cá la hán- Cá cảnh Phúc Long 1
Cá la hán cũng là loài cá đem lại may mắn và giàu sang cho gia chủ

1. Giới thiệu chung về cá la hán đẹp

Cá la hán thuộc Bộ: Perciformes (bộ cá vược), Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
- Tên tiếng Anh là : Flower Horn
- Đặc điểm: Đây là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được yêu thích bởi chúng có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.
- Phân loại: Cá la hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng được nuôi nhiều và ưa thích hơn cả là cá la hán kim cương, Thái đỏ, King Kamfa, King lai…
- Nguồn gốc: Những con cá la hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá la hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá la hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.
- Sinh sản: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loài cá này hoàn toàn không có trong tự nhiên mà được lai tạo qua phương pháp thụ tinh kết hợp của cá hồng két và cá rô phi họng đỏ mà ra. Tuy nhiên, đến nay điều này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.

2. Đặc điểm nổi bật của cá la hán

Hiện nay, cá la hán được rất nhiều người nuôi chọn làm cảnh, thậm chí còn hơn cả cá đĩa và cá rồng vì người ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh hơn.
Cá la hán có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe tốt. Khi trưởng thành, kích thước của chúng có thể đạt từ 25-30cm và được thừa hưởng nhiều đặc điểm ưu tú của cả cá cha và cá mẹ nên không còn nào giống con nào. Chúng có đuôi xòe đẹp, vây thường kéo dài, mắt không to và hai mang ngắn.
Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá la hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.
Sở dĩ một chú cá la hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao như vậy vì dù được sinh sản khá dễ nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và chiếc đầu gù to chỉ chiếm tỉ lệ từ 10- 30% nên chúng đặc biệt trở thành “hàng hiếm”.
Tổng quan về cá la hán- Cá cảnh Phúc Long 3
Với chiếc đầu gù trên đầu, cá la hán thực sự là loài cá hiếm có

3. Đặc điểm sinh học của cá la hán

- Chiều dài cá (cm): 30 – 40
- Nhiệt độ nước (C): 25 – 30
- Độ cứng nước (dH): 9 – 20
- Độ pH: 6,5 – 7,8
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
- Tầng nước ở: Mọi tầng nước
- Sinh sản: Khác với các loài cá lai khác, cá la hán có thể tái sinh sản khá dễ ở Việt Nam mặc dù cá con bị phân tính nhiều, các thế hệ tiếp theo thường rất hiếm lên đầu gù. Cá đẻ trứng trên giá thể cứng, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.
Tổng quan về cá la hán- Cá cảnh Phúc Long 4
Cá la hán hầu hết đều có thể sinh sản tự nhiên tại Việt Nam

4. Kỹ thuật nuôi cá la hán

- Thiết kế bể: dài khoảng 120cm, thể tích 250L. Vì đây là loài khá rất khôn và năng hoạt động nên bể cần có không gian rộng với nền đáy trải sỏi kết hợp trang trí đơn giản để thuận tiện quản lý bể.
- Hình thức nuôi: Đơn
- Nuôi trong hồ rong: Không
- Yêu cầu ánh sáng: Mạnh
- Yêu cầu lọc nước: Nhiều
- Yêu cầu sục khí: Nhiều
- Loại thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, ăn các loại thức ăn viên, đông lạnh, trùng chỉ, cá con, tôm tép, thịt bò … Cá lên màu đẹp khi cho ăn thức ăn viên có sắc tố lên màu hay mồi sống tôm tép
Tổng quan về cá la hán- Cá cảnh Phúc Long 5
Cá la hán không quá kén ăn nên rất dễ nuôi
Những chú cá la hán nhiều màu sắc cùng với chiếc đầu vô cùng ngộ nghĩnh của mình không chỉ làm cho bể cá thêm sinh động mà còn đem lại may mắn cho con đường công danh của bạn. Chính vì vậy, sẽ không khó khăn gì nếu bạn đến với cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam và rinh ngay 1 em la hán về làm đẹp cho không gian ngôi nhà bạn.
Xem thêm :